Abstract:
Việt Nam là một trong 40 quốc gia đầu tiên thông qua nghị quyết
“Thành lập Ủy ban Hải dương học Liên Chính phủ (IOC) thuộc
UNESCO” vào năm 1960. Trong 50 năm qua, Ủy ban quốc gia IOC
Việt Nam đã thực hiện chức năng tư vấn và đóng vai trò đầu mối thúc
đẩy các hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường liên quan đến
biển và đại dương ở trong nước cũng như ở khu vực và quốc tế. Báo
cáo tập trung phân tích, giới thiệu, trao đổi một số nội dung, nhiệm vụ
và sản phẩm dự kiến trong việc lồng ghép các nhiệm vụ nghiên cứu
biển của Việt Nam vào khung chiến lược trung hạn của IOC, đặc biệt là
việc liên kết, phối hợp với các chương trình nghiên cứu khu vực Tây
Thái Bình Dương (IOC/WESTPAC) trong những năm tới, bao gồm:
1) Giảm nhẹ những tác động do sự biến đổi khí hậu toàn cầu và thích
ứng; 2) Cảnh báo và giảm thiểu tác hại của thiên tai; 3) Giữ gìn sức
khỏe của các hệ sinh thái đại dương và 4) Xây dựng thể thức và chính
sách phục vụ quản lý bền vững môi trường, tài nguyên vùng ven bờ,
vùng biển và đại dương. Việc lồng ghép các nhiệm vụ nghiên cứu, triển
khai, điều tra trên Biển Đông của Việt Nam vào 4 nhiệm vụ chiến lược
trung hạn của Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (IOC) không chỉ
mang lại những giá trị thực tiễn, mà còn tạo ra vị thế, nâng cao tầm vóc,
uy tín của Việt Nam trong nghiên cứu hải dương học ở khu vực và quốc
tế. Có thể coi đây là một trong những nội dung quan trọng của chính
sách quốc gia về biển.