Abstract:
Trong hệ sinh thái vùng ven biển, rừng ngập mặn (RNM) được xếp vào
dạng hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất. Nghiên cứu này nhằm trình bày
tác động của thủy động lực học trong vùng RNM thích ứng với nước
biển dâng và biến đổi khí hậu dựa theo các quan điểm vật lý. Dựa vào
các số liệu quan trắc tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ Tp. HCM và các
mô hình dự báo, kết quả cho ta thấy được vai trò của thủy động lực học
trong sự xói lở - bồi tụ và phát triển cây ngập mặn đặc biệt trong bối
cảnh nước biển dâng. Khi nước biển dâng, một số vùng có thể bị xói lở
hơn do vị trí sóng bể vỡ gần sát bờ nhưng cũng sẽ có một số nơi có xu
hướng bồi dần, có thể là do tác động của thủy triều và các dòng chảy
trong sông. Đặc biệt, khi nước biển dâng lên cao hơn mà không ảnh
hưởng đến hệ sinh thái cây ngập mặn thì đây là điều kiện thuận lợi và
thích hợp cho cây ngập mặn tái sinh và phát triển.