Abstract:
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại biển Đông đã tồn tại 3 khối nước tầng
mặt: (1)- khối nước nóng B; (2)- khối nước lạnh A1 và (3)- khối nước
ấm A2. Khối nước nóng tầng mặt B có thể tồn tại quanh năm tại biển
Đông. Trong mùa hè, B phát triển mạnh và chiếm gần hết diện tích biển
Đông, biến biển Đông thành một “bồn” chứa nước nóng với nhiệt độ
ToC>27,0oC÷27,5oC. Trong thời kỳ gió mùa đông bắc, B bị A1 và A2
đẩy lùi về phía đông và phía nam biển Đông. B có nguồn gốc hình thành
từ khối nước nóng của hệ dòng chảy tầng mặt phía bắc và nam đường
Xích đạo -Thái Bình Dương. B chảy vào biển Đông qua các eo biển phía
đông và phía nam biển Đông; Khối nước A1 là khối nước lạnh hình
thành trong thời kỳ gió mùa đông bắc (tháng 11, 12, 1, 2, 3) và thời kỳ
chuyển mùa (tháng 4, 5). A1 chảy vào biển Đông qua eo biển Đài Loan
với chỉ tiêu nhiệt độ ToC<24,0oC÷24,5oC; Và A2 là khối nước ấm tầng
mặt, chảy vào biển Đông qua eo biển Luzon và có nguồn gốc hình thành
từ khối nước ấm của hệ dòng chảy Kuroshio. Khối nước này có chỉ tiêu
nhiệt độ biến đổi trong khoảng 24,0oC ≤ ToC ≤ 27,5oC.