Abstract:
Kết quả nghiên cứu nhiễm bẫn và tích lũy các chất hữu cơ nguy hại
trong vùng biển ven bờ vịnh Nha Trang từ 2010 – 2012 cho thấy: tích
lũy khá cao dư lượng các chất hữu cơ nguy hại trong trầm tích biển cũng
như ở một số loài sinh vật biển như hầu đá Saccostrea cucullata và hải
sâm Holothuria atra. Sự tích lũy các thành phần thuốc trừ sâu họ clo hữu
cơ đều hiện diện trong trầm tích biển theo thời gian, đặc biệt là các nhóm
thuộc DDTs. Hàm lượng DDTs thường tích lũy khá cao trong trầm tích
gần khu vực cửa sông: cửa sông Cái là 20,11μg kg-1, và 5,28μg kg-1 ; và
Cửa Bé là 3,76μg kg-1, trong khi đó, hàm lượng chất PAHs dưới giới hạn
phát hiện hoặc không phát hiện trong môi trường. Kết quả phân tích đã
chỉ ra: sự tích lũy sinh học xảy ra tại hầu hết các khu vực khảo sát, thu
mẫu (từ khu vực gần cửa sông cho đến khu vực nằm xa cửa sông) trong
vịnh Nha Trang, và đặc biệt sự tích lũy rất cao ở hầu đá sống trong vùng
nước lân cận cửa sông (hàm lượng DDTs trong hầu đá cao gấp 5 lần so
loài hải sâm tại cùng một vị trí CR1): hàm lượng DDTs trong thịt hầu đá
tại khu vực cửa sông Cái là 38,43μg kg-1, và Cửa Bé là 12,45μg kg-1.