Abstract:
Kết quả khảo sát chất lượng môi trường tại các rạn san hô vịnh Nha
Trang trong thời gian 2006 - 2010 cho thấy không có sự khác biệt về
chất lượng nước giữa các rạn thuộc khu vực phía bắc và phía nam. Chất
lượng nước tại các rạn san hô không biến động theo mùa rõ rệt và khá tốt
với nồng độ vật lơ lửng, muối dinh dưỡng và các kim loại nặng (TSS
<50 mg/l; NO2<5 μgN/l; NH3,4<30 μgN/l, PO4<15 μgP/l, Zn< 20 μg/l,
Cu, Pb, As, Cd và Cr <5 μg/l) luôn thỏa mãn tiêu chuẩn bảo tồn đời sống
thủy sinh. Tuy nhiên, có lúc DO thấp hơn, và NO3 cao hơn so với tiêu
chuẩn bảo tồn san hô (DO> 6 mg/l và NO3< 20μgN/l); Fe và nhiệt độ
cao hơn so với tiêu chuẩn bảo tồn đời sống thủy sinh (Fe < 100 μg/l;
Nhiệt độ < 30oC). Trầm tích tại các rạn được cấu tạo chủ yếu bởi vật liệu
cát nên hàm lượng các chất hữu cơ tại các rạn đều thấp (C <0,16%; N
<500 μg/g và P<300 μg/g).Trầm tích tại các rạn san hô có hàm lượng N
hữu cơ và P tổng vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô.