Abstract:
Việc xác định front dòng chảy có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu hải dương học, nó sẽ là định hướng để xác định các front hải dương khác như front nhiệt, mặn… Tuy nhiên, cho đến nay, việc tính toán, xác định front dòng chảy, đặc biệt trong vùng ven bờ vẫn còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, có lẽ vì khó khăn trong yêu cầu về mức độ số liệu đo phải đủ dày và đồng bộ. Bài viết đưa ra một vài đặc điểm về sự biến đổi theo phương ngang của các thành phần tốc độ dòng chảy và xác định các front của chúng dựa vào số liệu đo mới nhất về dòng chảy mùa gió mùa tây nam năm 2010. Thành phần dòng chảy theo phương kinh tuyến (bắc - nam) có giá trị lớn hơn và sự biến động mạnh hơn thành phần theo phương vĩ tuyến (đông - tây). Độ lớn (modune) gradient thành phần dòng chảy theo phương kinh tuyến dao động từ 0,03 - 9,76 cm/s/km, theo phương vĩ tuyến từ 0,04 - 6,94 cm/s/km. Giá trị trung bình của các modun này lại rất nhỏ, dao động từ 0,74 - 1,40 cm/s/km (thành phần theo vĩ tuyến), từ 1,36 - 2,01 cm/s/km (thành phần theo kinh tuyến). Do tác động của gió và tương tác với lục địa mà modune gradient của các thành phần dòng chảy tại các tầng nước gần mặt (2 m, 5 m) có giá trị lớn hơn và biến động mạnh hơn tại các lớp nước tầng sâu (25 m, 50 m). Kết quả thống kê của modune gradient các thành phần tốc độ dòng chảy cho ta đưa ra chỉ tiêu xác định front (bắt đầu xuất hiện front các thành phần tốc độ dòng chảy), thành phần tốc độ dòng chảy theo phương vĩ tuyến là >2,44 cm/s/km; thành phần tốc độ dòng chảy theo phương kinh tuyến là >3,94 cm/s/km.