dc.description.abstract |
Cỏ biển và rừng ngập mặn là các hệ sinh thái rất quan trọng trong hệ sinh thái ven bờ. Tuy nhiên, sự suy giảm của chúng đang ngày càng báo động trên toàn thế giới. Báo cáo này dựa trên cơ sở phân tích ảnh viễn thám, kết hợp với khảo sát thực địa rừng ngập mặn và cỏ biển trong vịnh Nha Trang. Kết quả phân tích chỉ ra rằng rừng ngập mặn chỉ phân bố ở Đầm Bấy (Hòn Tre) với diện tích khoảng 3,4 ha, bao gồm dải rừng tự nhiên và rừng trồng. Thành phần loài cây ngập mặn gồm chín loài, trong đó có bảy loài cây ngập mặn thật sự. Hai loài cây bao gồm đước (Rhizophora apiculata) và sú thẳng (Aegiceras floridum) rất phổ biến. Các thảm cỏ biển phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ và các đảo trong vịnh như: Hòn Chồng, Sông Lô, Vũng Me – Con Sẻ Tre, Đầm Già, Đầm Tre, Bãi Sạn với tổng diện tích khoảng 68 ha. Đã ghi nhận 10 loài cỏ biển trong vịnh Nha Trang. Các loài cỏ xoan (Halophila ovalis), cỏ kim biển (Halodule pinifolia), cỏ vích (Thalassia hemprichii) và cỏ lá dừa (Enhalus acoroides) rất phổ biến. Diện tích các thảm cỏ biển trong vịnh Nha Trang có xu thế suy thoái nhanh. Chúng tôi kết luận rằng đã có khoảng 28 ha (chiếm 29%) diện tích thảm cỏ biển biến mất, chủ yếu là do hoạt động san lấp đất, lấn biển để xây dựng các cơ sở du lịch từ năm 2002 đến nay. |
vi,en |