Abstract:
Phục hồi san hô cứng đã được tiến hành ở Cù Lao Chàm tại một số khu vực suy thoái do tác động của bão lũ bất thường trong những năm gần đây. Thử nghiệm phục hồi được thực hiện vào tháng 4 năm 2012 và sau đó tiến hành kiểm tra vào các tháng 7 và 9 năm 2012, 4 và 8 năm 2013 ở 4 địa điểm Bãi Bấc (2.778 tập đoàn dạng phiến), Bãi Hương (2.033 tập đoàn dạng phiến), Rạn Mè (228 tập đoàn dạng cành) và Hòn Tai (342 tập đoàn dạng cành). Ở khu vực Bãi Bấc, san hô phục hồi có tỷ lệ sống cao nhất là 85,54%, kế đến là Rạn Mè (84,40%). Hai khu vực còn lại là Bãi Hương và Hòn Tai có tỷ lệ sống của san hô thấp hơn 80,00%. Các loài được lựa chọn phục hồi là Acropora sp., Echinopora sp., Montipora sp., Pachyseris spp. và Porites sp.. Tốc độ tăng trưởng trung bình nhanh nhất thuộc về giống Montipora dạng phiến (3,22 mm/tháng), kế đến là giống Acropora dạng cành (2,25 mm/tháng) và chậm nhất là Pachyseris dạng phiến (1,64 mm/tháng). Khả năng phục hồi san hô ở khu vực Cù Lao Chàm là hoàn toàn có thể nếu kiểm soát tốt địch hại và rong bám trên san hô.