Abstract:
Các quá trình thủy động lực học trong rừng ngập mặn luôn là các quá trình phức tạp do các tính chất đặc trưng của lọai cây ngập mặn cũng như môi trường đặc thù của chúng. Trong rừng ngập mặn, hiện tượng rối luôn luôn xuất hiện.Dựa vào tính toán và mô hình đã và đang nghiên cứu, bài báo này sẽ nhấn mạnh về các rối trong tương tác sóng và thân cây ngập mặn và tương tác rối với trầm tích trong rừng ngập mặn.Một số số liệu đầu vào được sử dụng từ số liệu đo đạc tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Tp. HCM. Các kết quả nghiên cứu bước đầu chứng tỏ rằng rối có ảnh hưởng quan trọng đến sự tiêu tán năng lượng sóng cũng như sự lắng tụ của trầm tích trong rừng ngập mặn.Tương tác sóng và cây ngập mặn tạo nên xáo trộn rối, góp phần đáng kể trong việc tiêu tán năng lượng sóng trong rừng ngập mặn.Ngoài ra, hệ số khuếch tán rối càng lớn thì sự xáo trộn nồng độ trầm tích lơ lửng càng nhanh hơn.Khi có xét đến sự tái lơ lửng tại đáy thì sự phân bố nồng độ trầm tích lơ lửng phụ thuộc vào hệ số khuếch tán và gần như được xáo trộn hoàn toàn từ đáy đến bề mặt chỉ sau khoảng 200 phút.