dc.description.abstract |
Do đặc thù địa lý của đầm Ô Loan, nên vào mùa khô hầu như nước ít trao
đổi với bên ngoài. Chất lượng môi trường nước của đầm bị ô nhiễm trong
mùa khô do có sự thiếu hụt ôxy hòa tan tại các trạm tiếp giáp với các cửa
sông (3,56 mg/l tại trạm 3). Hầu hết giá trị của các thông số môi trường đều
nằm ngoài giá trị giới hạn (GTGH); hàm lượng của muối dinh dưỡng, chất
hữu cơ cao ở các trạm thuộc khu vực phía nam và phía tây-bắc của đầm,
giá trị cao nhất của nitrate (177 μg/l); ammonia (148 μg/l) và N hữu cơ
(1.498 μg/l) tại trạm 3.
Tuy nhiên vào mùa mưa, do khả năng trao đổi nước với bên ngoài tốt hơn
nên làm cho chất lượng môi trường nước của đầm được cải thiện rõ rệt;
không còn hiện tượng thiếu ôxy hòa tan cục bộ trong khu vực đầm; hầu hết
giá trị của các thông số môi trường được khảo sát như: nhiệt độ, vật lơ lửng,
một số muối dinh dưỡng, N hữu cơ, P hữu cơ đều thấp hơn so với mùa khô
và luôn nằm trong GTGH được quy định trong các tiêu chuẩn nước thủy sản
hiện hành.
Vùng đầm Ô Loan được bao phủ chủ yếu bởi các trầm tích hạt mịn; tỷ lệ
trung bình cấp hạt bùn-sét (<0,062 mm) lên đến 78,21%. Carbon hữu cơ, N
hữu cơ và P tổng số có hàm lượng tương đối cao, tập trung chủ yếu ở các
trạm phía nam của đầm. |
vi,en |