Abstract:
Số liệu các cơn bão và áp thấp nhiệt đới tại vùng biển Hội An và lân cận (140N - 170N) trong thời gian từ 1945-2003 (số liệu của Sở Khí tượng Quốc gia Mỹ) đã được thu thập qua Internet. Đặc điểm về đường đi, cường độ, thời gian và tần suất xuất hiện của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đã được thống kê, mô tả. Bán kính vùng gió cực đại (R) được xác định theo thang Saffir-Simpson. Độ cao sóng hữu hiệu (Hs) và chu kỳ sóng (Tp) trong các cơn bão điển hình xuất hiện năm 1964, 1989, 1997 và 1999 được tính theo mô hình trường gió di động của Young. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng:
- Trong thời gian 1945-2003 tại vùng biển Hội An và lân cận đã có 69 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện (trung bình 1,2 cơn mỗi năm), trong đó có 36 cơn bão mạnh (vận tốc gió cực đại Vmax > 33m/s), 20 cơn bão trung bình (17m/s < Vmax < 33m/s) và 13 áp thấp nhiệt đới (Vmax < 17m/s). Bão xuất hiện chủ yếu vào tháng 9 (26,1%), tháng 10 (30,4%) và tháng 11 (13%). Nhìn chung các cơn bão đều có bán kính vùng gió cực đại R ≈ 34 km.
-Trong các cơn bão điển hình, ngoài khơi vùng biển Hội An độ cao sóng hữu hiệu lớn nhất Hs = 10,5m, chu kỳ sóng Tp = 13,3s và có hướng từ bắc-đông bắc.
- Các đặc trưng sóng trong bão được tính từ mô hình của Young phù hợp với kết quả tính sóng theo qui phạm của Trung tâm công nghệ ven bờ thuộc Hải quân Mỹ (SPM, 1984).