Abstract:
144 loài thực vật phù du được tìm thấy trong 2 đợt khảo sát vào tháng 2 và tháng 6/2004 ở đầm Lăng Cô. Tảo Silíc chiếm số lượng loài cao nhất, sau đó là Tảo Hai Roi. Chỉ có 3 loài thuộc lớp Tảo Kim (Dictyochophyceae), 1 loài tảo Xương Cát (Ebriidea), và 1 loài Tảo Xanh Lam (Cyanophyceae). 17 loài tảo có khả năng độc hại được ghi nhận trong hai đợt khảo sát. Mùa mưa có 14 loài và mùa khô thấp hơn, 10 loài. Chi Alexandrium phong phú về số lượng loài trong thời kỳ nhiệt độ thấp và độ mặn thấp, trong khi đó các loài Dinophysis dường như thích nghi với độ mặn và nhiệt độ nước cao hơn.
Mật độ tế bào của thực vật phù du đạt cao nhất trong thời kỳ thu mẫu mùa mưa, và gấp > 2,5 lần trong thời kỳ mùa khô trong khi không có sự khác nhau về sinh khối cácbon của cả hai thời kỳ thu mẫu. Mật độ và sinh khối cao thể hiện sự ưu thế của Tảo Silic trong mùa khô và Tảo Hai Roi trong mùa mưa.