Abstract:
Tháng 7 năm 2002, tại tỉnh Bình Thuận, nở hoa do tảo Roi Bám Phaeocystis
cf. globosa đã gây chết hàng loạt sinh vật biển. Những thiệt hại kinh tế chủ
yếu là trong nuôi tôm Hùm, cá Mú, và tôm Sú. Quần xã thực vật phù du
(TVPD) trong vùng ảnh hưởng có độ đa dạng loài thấp với ghi nhận 71 loài.
Tảo Silic chiếm ưu thế với 53 loài, kế đến là tảo Hai Roi, 16 loài. Loài tảo
Roi Bám, P. cf. globosa chiếm ưu thế gần tuyệt đối tại hầu hết các trạm. Mật
độ tế bào/tập đoàn cao nhất tại các trạm ven bờ ở Phước Thể (39,5 x 109 TB
L-1 và 1.500 TĐ L-1), sau đó là Vĩnh Hảo (3 x 109 TB L-1 và 4.500 TĐ L-1). Ở
mặt cắt Cà Ná tổng mật độ tế bào TVPD tại tầng đáy (27,8 x 106 TB L-1) cao
hơn 5 lần so với tầng mặt (5,8 x 106 TB L-1), trong khi đó tại mặt cắt Phước
Thể chỉ cao hơn 1,5 lần (26,2 x 106 và 16,0 x 106 TB L-1 cho tầng mặt và
đáy). Không có sự khác biệt về mật độ giữa tầng mặt và đáy tại mặt cắt
Vĩnh Hảo, và mật độ TVPD trung bình tại đây cũng rất thấp (6,6 x 106 TB L-
1). Có 66 loài động vật phù du (ĐVPD) được ghi nhận trong đó ưu thế là bọn
Chân Mái Chèo (Copepoda) với 45 loài. Nhóm này cũng chiếm tỉ trọng lớn
nhất trong tổng mật độ ĐVPD. Nhóm ưu thế thứ 2 là Cladocera và đặc biệt
là sự phong phú của các ấu thể động vật không xương sống như: Hai Mảnh,
Giun Nhiều Tơ, Chân Đầu, và Giáp Xác. Mật độ cá thể ĐVPD cao nhất tại
mặt cắt Phước Thể (119 CT L-1) sau đó là Cà Ná (79 CT L-1) và thấp nhất tại
Vĩnh Hảo (60 CT L-1). Mật độ của cả ĐVPD và TVPD đều thấp tại mặt cắt
Vĩnh Hảo.