Abstract:
Hầu hết các cửa sông lớn ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ đều có sự biến
đổi phức tạp theo thời gian với xu thế chính là sự dịch chuyển của cửa sông.
Đây là hậu quả của quá trình hoạt động tân kiến tạo và tác động của các yếu
tố động lực đới bờ và được thể hiện qua quá trình bồi tụ – xói lở. Sự dịch
chuyển cửa diễn ra theo qui luật rõ ràng: cửa sông dịch chuyển hướng về các
vùng bờ bị hạ lún.
Cửa Đại, cửa Lở (Quảng Nam) dịch chuyển về phía nam; cửa Cổ Lũy, cửa
sông Vệ dịch chuyển về phía bắc hướng về vùng hạ lún là đới hoạt động núi
lửa Núi Thành – Bình Sơn – Lý Sơn.
Cửa Ô Loan, Đà Giang, Đà Nông dịch chuyển về vùng hạ lún Tuy An.
Cửa sông Dinh, sông Phan (Bình Thuận) tuy ít biến đổi nhưng vẫn thể hiện
xu thế dịch chuyển dần về phía tây nam hướng vào vùng hạ lún là đới hoạt động núi lửa Nam Trung Bộ.
Một điểm rất đặc trưng cho cửa sông, đầm phá ở đây là quá trình mở – lấp
cửa mới lại diễn ra ở chính nơi mà trước đây nó đã từng tồn tại.