mirage

Các hệ sinh thái biển của khu bảo tồn biển Hòn Mun: Phân bố và hiện trạng 2002 [Shallow water habitats of Hon Mun marine protected area, Nha Trang bay, Viet Nam: Distribution, extent and status 2002]

DSpace/Manakin Repository

Show simple item record

dc.contributor.author Võ, Sĩ Tuấn
dc.contributor.author Hứa, Thái Tuyến
dc.contributor.author Nguyễn, Xuân Hòa
dc.contributor.author DeVantier, Lyndon
dc.date.accessioned 2016-05-05T07:48:11Z
dc.date.available 2016-05-05T07:48:11Z
dc.date.issued 2002
dc.identifier.issn 1859 - 2120
dc.identifier.uri http://113.160.249.209:8080/xmlui/handle/123456789/18981
dc.description.abstract Vùng biển của khu bảo tồn biển Hòn Mun thuộc vịnh Nha Trang tỉnh Khánh Hòa là nơi thuận lợi cho sự đa dạng về hệ sinh thái biển với sự có mặt của rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn và vùng đáy mềm hoặc vách đá. Phân bố và qui mô của các hệ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của đất liền, đặc điểm địa hình của 9 hòn đảo. Các thảm cỏ biển với ít nhất 7 loài được ghi nhận và độ phủ từ 10 – 75% phát triển ở những vùng được che chắn có nền đáy là bùn cát ở phía tây và bắc của Hòn Miếu và Hòn Tre. Các dải rừng ngập mặn (<1ha) chỉ phân bố ở vùng triều của các vịnh kín ở bắc và nam Hòn Tre. Các quần xã rạn san hô phân bố ở hầu hết các vùng ven đảo với cấu trúc rạn không điển hình chiếm ưu thế. Tính trung bình độ phủ của san hô cứng vào khoảng 13% (giao động từ <1-75%), của san hô chết khoảng 8% (<1-50%) và của san hô mềm khoảng 5% (<1-50%). Độ phủ trung bình cao nhất của san hô cứng (>20%) thuộc về các khu vực Hòn Mun, Hòn Cau và Hòn Vung, những nơi đã được lựa chọn làm vùng lõi trong phân vùng tạm thời khu bảo tồn biển. San hô mềm phong phú nhất ở Hòn Cau, Hòn Vung và Hòn Tầm. San hô chết nhiều nhất (trung bình 10% và có nơi lên 100%) ở phía nam và bắc Hòn Tre, nam Hòn Vung. Nguyên nhân gây chết có thể là do sao biển gai và đánh cá hủy diệt như dùng chất nổ hoặc Cyanua). Những tác động khác cần tính đến bao gồm thả neo bừa bãi, du lịch bất cẩn, xói mòn sinh học do cầu gai, bệnh san hô, lắng đọng trầm tích, nhiễm bẩn hữu cơ và các chất khác do chất thải từ sông Cái, dầu và chất giằn tàu của tàu thuyền, tẩy trắng san hô do tăng cao nhiệt độ nước biển. Khai thác quá mức là đe dọa lớn nhất do tác động trực tiếp của đánh bắt hủy diệt và gián tiếp do làm mất cân bằng sinh thái. Việc chỉ một số ít điểm còn lại các loài cá kinh tế là dấu hiệu của sự khai thác quá mức (hơp pháp và phi pháp). Mật độ cá còn tương đối ở Hòn Mun, Hòn Cau và Hòn Vung - những nơi được lựa chọn là vùng lõi và ở đông Hòn Tre – nơi có tỷ lệ san hô sống / san hô chết tốt nhất (>6 : 1). Vùng lân cận thuộc đông bắc Hòn Tre có phân bố của thảm cỏ biển và rừng ngập mặn chưa được khoanh vào vùng lõi tạm thời hiện nay của khu bảo tồn. Trên cơ sở những kết quả này, hoạt động bảo tồn cần xác định rõ hơn các khu vực ưu tiên trong chiến lược lâu dài nhằm phục hồi nguồn bổ sung cho các quần thể thủy sinh vật và các loài kinh tế cũng như duy trì tính bền vững sinh thái của vùng biển thuộc khu bảo tồn. vi,en
dc.language.iso en vi,en
dc.relation.ispartofseries Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển (Collection of Marine Research Works);Tập 12: Trang 179 – 204; Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật; Năm xuất bản 2002;
dc.subject vịnh Nha Trang vi,en
dc.subject khu bảo tồn biển vi,en
dc.subject Hòn Mun vi,en
dc.subject Nha trang bay vi,en
dc.subject MPA vi,en
dc.title Các hệ sinh thái biển của khu bảo tồn biển Hòn Mun: Phân bố và hiện trạng 2002 [Shallow water habitats of Hon Mun marine protected area, Nha Trang bay, Viet Nam: Distribution, extent and status 2002] vi,en
dc.type Working Paper vi,en


Files in this item

This item appears in the following Collection(s)

Show simple item record

Search DSpace


Advanced Search

Browse

My Account