Abstract:
Báo cáo trình bày các kết quả, tác động và bài học kinh nghiệm từ 10 dự án
tài trợ nhỏ của MFF thực hiện tại tỉnh Bến Tre và Trà Vinh trong năm 2013
và năm 2014 nhằm thu hút sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo và các cộng
đồng ven biển trong việc bảo vệ rừng ngập mặn, hỗ trợ việc hình thành một
chiến lược quan trọng để đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, và xây dựng khả năng phục hồi cho các cộng đồng ven biển. Tất cả 10 dự án
này tập trung vào việc xây dựng một mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững
kết hợp với bảo vệ và trồng rừng. Các khu rừng ngập mặn được bảo vệ và
các khu rừng ngập mặn mới với đa dạng loài được trồng tại các ao nuôi. Các
loài cây ngập mặn được trồng bao gồm Rhizophora apiculata, Rhizophora
mucronata và Avicennia marina, ngoài ra còn có Scirpus littoralis Schrad
(Cyperaceae) được trồng trong ao nuôi cua. Ngoài nuôi tôm, còn nuôi cua,
ốc sên (Cerithidea obtusa) hoặc sò huyết (Anadara granosa) dưới tán rừng;
cá cũng được nuôi tại đây. Việc nuôi đa loài giúp tăng cường hiệu quả của
hệ thống kết hợp rừng ngập mặn - nuôi trồng thủy sản và đồng thời cải thiện
thu nhập đời sống của người dân địa phương. Kết quả dự án cho thấy rằng
việc triển khai mô hình nuôi đa loài kết hợp với rừng ngập mặn tại các
huyện ven biển thuộc hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh là phù hợp, đáp ứng
được nhu cầu của người dân địa phương và từ đó thu hút được sự quan tâm
và hỗ trợ từ họ. Nhận thức của người dân địa phương về tầm quan trọng của
rừng ngập mặn đối với nuôi trồng thủy sản đã được cải thiện; họ đã không
còn chặt cây rừng mà thậm chí còn trồng những cây mới.