Abstract:
Trong bối cảnh biển đối khí hậu toàn cầu, rừng ngập mặn không chỉ là một vùng sinh thái quan trọng mà còn là nguồn khai thác các đối tượng sinh vật đặc thù nhằm nghiên cứu, áp dụng để phục vụ nhiều lĩnh vực nông
nghiệp thủy sản và công nghiệp. Trong nghiên cứu này, vi khuẩn rừng ngập mặn được phân lập, tách chiết và thử nghiệm khả năng kháng khuẩn, chủng tiềm năng được định danh bằng 16S rRNA. Kết quả cho thấy có 9/21 chủng vi khuẩn có hoạt tính kháng khuẩn. Chủng R10 kháng cả 4 vi khuẩn kiểm định và được xác
định là Bacillus pumilus với mức độ tương đồng về trình tự gen 16S rRNA cao nhất là 100% với Bacillus pumilus NCTC10337 (GenBank No. LT906438.1). Chủng R7 chỉ kháng Serrtia marcescens - gây bệnh đốm trắng nghiêm trọng ở san hô tạo rạn, có mức độ tương đồng về trình tự gen 16S rRNA cao nhất 99% đối với
vi khuẩn Bacillus toyonesis BCT 7112 (GenBank No. NR121761.1). Vi khuẩn R3 kháng lại Bacillus subtilis mạnh nhất so với những chủng có cùng kiểu kháng khuẩn. Chủng R3 có mức độ tương đồng về trình tự gen 16S rRNA cao nhất là 98% đối với chủng Bacillus marisflavi TF-11 (GenBank No. NR025240.1) và do đó có thể là loài mới, cần nghiên cứu thêm để khẳng định. Ngoài ra, chủng R9 chỉ kháng vi khuẩn Gram âm mà không kháng vi khuẩn Gram dương, được xem xét như một chủng tiềm năng nhằm nghiên cứu tìm kiếm chất kháng sinh với phổ kháng khuẩn Gram âm trong tương lai.